Hà Nội - Huế - Sài Gòn (ngày 8 tháng 10 năm 1960) Phong_trào_kết_nghĩa_Bắc-Nam

Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam ta từ năm 1945 cho đến nay và cũng được mệnh danh là thủ đô "nghìn năm văn hiến" bởi đây cũng chính là nơi đặt kinh đô Thăng Long của đất nước Đại Việt trong suốt nhiều triều đại phong kiến của đất nước, từ năm 1010 cho đến năm 1802. Tên gọi "Hà Nội" xuất hiện từ năm 1831, dưới triều vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn.

Huế là thành phố lớn nhất nhì toàn miền Trung (cùng với Đà Nẵng) và là cố đô của nước Việt Nam vào thời nhà Nguyễn trong suốt giai đoạn 1802-1945. Hiện nay, Huế vẫn còn là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sài Gòn là thành phố lớn nhất toàn miền Nam từ xưa đến nay. Từ thời phong kiến hơn 300 năm về trước, vùng đất này đã được biết đến với tên gọi là thành Gia Định vốn cai quản hết vùng đất phía nam Tổ quốc. Trong giai đoạn 1954-1975, Đô thành Sài Gòn được chọn làm Thủ đô của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập bao gồm địa bàn Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định cũ thời Việt Nam Cộng hòa hợp lại. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nay. Tại khu vực trung tâm vùng đất Sài Gòn còn có một địa danh nổi tiếng khác là Bến Nghé.

Hà Nội, HuếSài Gòn là những thành phố cuối cùng trong phong trào kết nghĩa giữa hai miền Nam - Bắc. Ba địa phương đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam đã tổ chức lễ kết nghĩa vào ngày 8 tháng 10 năm 1960, tại Câu lạc bộ Ba Đình ở Hà Nội.

Tháng 1 năm 1977, chính quyền thành phố Huế đã quyết định đổi tên đường Lê Thánh Tôn thành đường Hà Nội, đổi tên đường Phạm Hồng Thái thành đường Bến Nghé cho đến nay.

Năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (1954-1984), Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đổi tên Xa lộ Biên Hòa, đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Đồng Nai (giáp ranh tỉnh Đồng Nai) là “Xa lộ Hà Nội” cho đến ngày nay.